Trung Quốc Quạ_ba_chân

Trong thần thoại và văn hóa Trung Quốc, quạ ba chân được gọi là tam túc ô (tiếng Trung: 三足烏; bính âm: sānzúwū; tiếng Quảng Đông: sam1zuk1wu1; tiếng Thượng Hải: sae tsoh u (nghĩa là ¨chim ba chân¨) và hiện diện trong rất nhiều thần thoại. Nó cũng được nhắc đến trong Sơn hải kinh. Sự mô tả sớm nhất được biết đến của một con quạ ba chân xuất hiện trong đồ gốm đồ đá mới của văn hóa Ngưỡng Thiều.[4] Tam túc ô cũng xuất hiện trong thập nhị thẻ bài được sử dụng trong trang trí đồ may mặc hoàng gia trang trọng ở Trung Hoa cổ đại.[cần dẫn nguồn] Một bức tranh lụa từ thời Tây Hán khai quật tại di chỉ Mã Vương Đôi cũng miêu tả một con tam túc ô đậu trên cây.

Qua mặt trời trong thần thoại Trung Hoa

Tranh tường từ thời nhà Hán tìm thấy ở tỉnh Hà Nam, miêu tả một con quạ ba chân.Tranh lụa trên cờ rước tang thời Tây Hán tìm thấy ở lăng mộ Mã Vương Đôi đời Hán của Đại Nương (d. 168 TCN), miêu tả cóc ba chân và nguyệt thố của mặt trăng (phía trên bên trái) và quạ ba chân của mặt trời (phía trên bên phải).

Sự mô tả và thần thoại phổ biến nhất của một tam túc ô là câu chuyện về một con quạ mặt trời có tên Dương Ô (tiếng Trung: 陽烏; bính âm: yángwū) hay là được nhắc đến phổ biến hơn là Kim Ô (tiếng Trung: 金烏; bính âm: jīnwū). Mặc dù nó thường được mô tả như một con quạ đen hoặc quạ thường, nó thường có màu đỏ thay vì đen.[5]

Theo dân gian, ban đầu có mười con quạ mặt trời, kéo đi mười mặt trời riêng biệt. Chúng đậu trên một cành cây dâu tằm đỏ gọi là Phù Tang (tiếng Trung: 扶桑; bính âm: fúsāng), nghĩa đen là "cây dâu tằm nghiêng", ở phía Đông dưới chân thung lũng Mặt Trời. Cây dâu tằm này được cho rằng có rất nhiều hốc mở ra từ các nhánh.[6] Mỗi ngày, một con quạ mặt trời sẽ được phân công đi du ngoạn khắp thế giới cùng một cỗ xe ngựa, được cưỡi bởi Hi Hòa, 'mẹ' của các mặt trời. Ngay sau khi một con quạ mặt trời trở lại, một con khác sẽ bắt đầu hành trình bay ngang qua bầu trời của nó. Theo Sơn hải kinh, quạ mặt trời thích ăn hai loại cỏ bất tử thần thoại, một gọi là Địa nhật (tiếng Trung: 地日; bính âm: dìrì), hay "mặt trời dưới đất", và loại kia là Xuân sanh (sinh) (tiếng Trung: 春生; bính âm: chūnshēng), hay "sinh nở vào mùa xuân". Quạ mặt trời thường được giáng trần từ thiên đàng xuống hạ giới và ăn các loại cỏ này, nhưng Hi Hoà không thích điều này, vì vậy bà che mắt chúng để không cho chúng làm như vậy.[7] Dân gian cũng cho rằng, vào khoảng năm 2170 TCN, cả mười con quạ mặt trời xuất hiện trong cùng mỗi ngày, khiến thế giới chìm trong hạn hán thiêu đốt; thần bắn cung Hậu Nghệ đã cứu lấy chúng sinh bằng cách bắn hạ tất cả các con quạ, trừ lại một con. (Xem Tết Trung thu về các biến thể câu chuyện này.)

Các sinh vật ba chân khác

Trong thần thoại Trung Quốc, có các sinh vật ba chân khác bên cạnh con quạ, ví dụ, con vực () là "một con rùa ba chân là nguyên nhân gây bệnh sốt rét". Con quạ ba chân tượng trưng cho mặt trời có một bản sao âm dương là Thiềm Thừ (蟾蜍, "cóc ba chân"), tượng trưng cho Mặt trăng (cùng với nguyệt thố). Theo một truyền thống cổ xưa, con cóc này là do thần mặt trăng Hằng Nga hóa thành, người lấy trộm thuốc trường sinh từ người chồng, cung thủ Hậu Nghệ, và chạy trốn lên mặt trăng nơi cô hóa thành con cóc.[8] Chim phượng hoàng thường được mô tả có hai chân, nhưng có một số trường hợp trong nghệ thuật mà nó có thêm chân thứ ba.[9][10] Tây Vương Mẫu cũng được cho rằng có ba con chim màu xanh (tiếng Trung: 青鳥; Hán-Việt: Thanh Điểu; bính âm: qīngniǎo) thu thập thực phẩm cho bà, và trong nghệ thuật tôn giáo đời Hán, chúng được mô tả có ba chân.[11][12] Trong Càn lăng đời nhà Đường, khi tập tục thờ Tây Vương Mẫu nở rộ, các con chim này cũng được vẽ có ba chân.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quạ_ba_chân http://www.google.ca/books?id=LqBHRAoO0qQC&pg=PA31... http://www.google.ca/books?id=Wf40ofEMGzIC&printse... http://www.google.ca/books?id=e-NEfzqA4pUC&printse... http://www.ancientspiral.com/phoenix.htm http://www.bookrags.com/Xi_Wangmu http://english.chosun.com/w21data/html/news/200601... http://www.eskimo.com/~webguy/china99/721tang.htm http://www.jfa.or.jp/eng/general_info/index.html http://www.avians.net/paragon/fenghuang.htm http://www.imperialchina.org/Pre-history.html